Cách bảo vệ môi trường của các nước trên thế giới

Ô nhiễm môi trường trở thành “kể thù” số 1 không chỉ ở Việt Nam mà cả toàn thế giới. Ô nhiễm môi trường gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người, là thủ phạm gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm, bệnh truyền nhiễm, phá hủy môi trường sống của con người và các loài sinh vật khác.

Chính vì thế, nhiều quốc gia đã đề ra các biện pháp và kế hoạch thiết thực nhất nhằm bảo vệ môi trường sống tối ưu cho loài người. Cùng công ty xử lý nước thải Hợp Nhất tìm hiểu những phương án xử lý môi trường nào được ứng dụng ngay bài viết dưới đây nhé!

Singapore

Nổi tiếng là quốc gia “sạch” nhất tại khu vực Đông Nam Á, Singapore điển hình là quốc gia luôn có những biện pháp bảo vệ môi trường thiết thực và hiệu quả nhất. Nước này luôn đưa ra những quy định nghiêm ngặt bắt buộc người dân hay thậm chí khách du lịch phải thực hiện khi đặt chân đất nước của họ.

Nhờ vào sự phát triển của nền khoa học kỹ thuật hiện đại mà Singapore ngày càng áp dụng nhiều hệ thống mới trong xử lý môi trường ô nhiễm như máy lọc không khí khổng lồ, rác thải được xử lý hoàn toàn hoặc tái chế các vật liệu thành đồ vật thân thiện với môi trường.

Trong lĩnh vực xử lý nước thải, nước này đã chủ động thu gom nước mưa thông qua hệ thống kênh, rạch, sông hồ. Như đã đề cập ở trên, hệ thống chắn rác, màng lọc và thiết bị tách rác chuyên dụng đã loại bỏ một phần các chất rắn, vi sinh vật và chất ô nhiễm. Ngoài ra, nước này còn hợp tác với Nhật bản nhằm sở hữu và hoàn thiện nhiều nhà máy nước công nghiệp tái chế trong tương lai.

Mỹ

Mỹ là quốc gia đông dân và có diện lớn trên thế giới nên tình trạng ô nhiễm môi trường xảy ra là điều dễ hiểu. Điển hình như vào tháng 01/2014 sự cố tràn hóa chất trên sông Elk khiến 300.000 người dân thiếu nước sạch sinh hoạt hay sự việc đường ống dẫn nhiên liệu của Công ty Duke Energy gặp sự cố khiến 100 km sông Dan bị ô nhiễm bởi tro than.

Để khắc phục các tình trạng trên, chính phủ Hoa Kỳ khuyến khích phát triển nền nông nghiệp thông minh bằng cách sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu hữu cơ phân hủy sinh học. Ngoài ra, họ còn ứng dụng biện pháp trồng trọt không cày hoặc sử dụng hồ lắng bùn cát để ngăn chặn dòng chảy ô nhiễm tiếp xúc với nguồn nước sạch.

Đặc biệt, chính phủ còn quan tâm đến vấn đề nâng cấp nhà máy xử lý nước thải cũ, lạc hậu nhằm phục vụ công tác xử lý nguồn nước ô nhiễm mang đến chất lượng xã hội ngày càng tốt hơn. Họ khuyến khích trồng và phát triển rừng nhằm hấp thu, lọc và giữ lại nước mưa trước khi chúng đi ra hệ thống sông suối, ao hồ xung quanh đó.

Các nhà máy giảm phát thải hóa chất độc hại ra ngoài môi trường để loại bỏ hoàn toàn lượng thủy ngân xâm nhập vào môi trường xung quanh.

Pháp

Với những cảnh báo của WHO về các vấn đề liên quan đến ô nhiễm không khí, Pháp liên tục đề ra nhiều biện pháp nhằm cải thiện chất lượng môi trường. Với số lượng phương tiện giao thông ngày càng nhiều, họ đã đề xuất biện pháp như giảm lưu lượng xe lưu thông, phân loại mức độ phát thải của các phương tiện, ưu tiên giao thông công cộng và đặc biệt xây dựng diện tích hành lang cho người đi xe đạp và đi bộ.

Nhờ thực hiện kế hoạch trên mà lượng khí thải của các phương tiện giao thông được giảm đi rõ rệt, khí đốt từ các lò đốt rác và lò sưởi cũng ít dần. Và cũng nhờ các chính sách trên mà Pháp không thuộc trong TOP các quốc gia ô nhiễm về không khí.

Indonesia

Cũng nằm trong danh sách quốc gia ô nhiễm không khí nặng nề, nước này không những vận động người dân tự ý thức trong việc bảo vệ môi trường mà họ còn tái chế những vật dụng cũ nhằm giảm quá trình sản xuất các sản phẩm liên quan đến nhựa, ni lông. Hiểu được tầm quan trọng của xử lý khí thải, người dân còn hạn chế đốt rác, sử dụng than củi nhằm hạn chế sự tập trung của các dòng khí độc.

Bên cạnh đó, chính phủ còn tích cực phân tán các dự án ra nhiều khu vực nông thôn, phân tán các khu vực đông dân cũng như nâng cao chất lượng không khí tại nhiều nhà máy sản xuất bằng cách ứng dụng công nghệ xử lý hiện đại.

Trung Quốc

Là quốc gia đông dân nhất thế giới, Trung Quốc cũng thuộc quốc gia luôn nằm trong tình trạng báo động về nguy cơ ô nhiễm môi trường. Vì thế, Trung Quốc đưa ra nhiều chính sách phát triển mới cho nhiều ngành công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm nặng như sản xuất giấy và bột giấy, dệt nhuộm, sản xuất asen, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật,…

Những quy định chặt chẽ liên quan đến việc kiểm soát với các ngành công nghiệp nêu trên nhằm hạn chế những ảnh hưởng và rủi ro đối với môi trường xung quanh.

Mục tiêu đối với kế hoạch bảo vệ môi trường của Trung Quốc trong năm 2020 bao gồm:

Cải thiện chất lượng môi trường nước tại 7 con sông lớn bằng việc giảm tỷ lệ nước ô nhiễm đến 70%

Nước uống đô thị được nâng cao đến 93%

Kiểm soát và giảm tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngầm

Tăng cường công tác bảo vệ môi trường ven biển

Cải thiện môi trường nước đô thị tại các khu vực trọng điểm

Trên đây là những thông tin liên quan đến việc khắc phục ô nhiễm môi trường của các quốc gia trên thế giới. Nếu bạn có nhu cầu, hãy liên hệ ngay dịch vụ tư vấn môi trường Abico theo Hotline 082.208.4148 để được tư vấn tận tình nhất.

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG VÀ DỊCH VỤ QUẢN LÝ VẬN HÀNH ABICO

Địa chỉ: 84/3A Nguyễn Văn Khôi, Phường 11, Quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh
Hotline: 082.208.4148
Email: cskh@moitruongabico.com
Website: moitruongabico.com